Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Thị trường nguyên liệu gỗ Malaysia

1. Thị trường nguyên liệu gỗ Malaysia
 
Malaysa là quốc gia trải rộng trên 3 khu vực gồm bán đảo Malaysia ở phía nam với 2 bang Sabah và Saravak. Tổng diện tích rừng của Malaysia tính đến cuối năm 2002 vào khoảng 20,2 triệu ha, chiếm 61,5% tổng diện tích đất của Malaysia. Ngoài ra, nếu tính cả 5,27 triệu ha diện tích cây trồng như cao su, cọ, dừa…, tổng diện tích của rừng Malaysia lên tới 25,47 triệu ha, hay 75,5% tổng diện tích đất đai.

Trước đòi hỏi của các nước nhập khẩu gỗ lớn yêu cầu phải có chứng nhận gỗ với các sản phẩm gỗ nhiệt đới, Hội đồng chứng nhận gỗ của Malaysia (MTCC) đã được thành lập vào năm 1999. Tất cả những công ty, tổ chức được MTCC cấp chứng chỉ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của MTCC và được phép sử dụng biểu tượng của MTCC như một đảm bảo rằng nguyên liệu gỗ được khai thác từ những cánh rừng được MTCC chứng nhận quản lý một cách bền vững.

Có thể nói, ngành công nghiệp gỗ của Malaysia đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước này và là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng của đất nước, bên cạnh việc tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ năm 2002 của Malaysia đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2001 và chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia. Năm 2002, Malaysia có tổng cộng 5.450 nhà máy chế biến gỗ, sử dụng khoảng 337.000 lao động trong đó 1.087 nhà máy xẻ gỗ, 177 nhà máy sản xuất gỗ dán và lớp gỗ dán bề mặt, 334 nhà máy sản xuất gỗ tạo khuôn…

1. Tình hình xuất khẩu các loại gỗ nguyên liệu chủ yếu của Malaysia.
  • Gỗ tròn: Gỗ tròn là một trong những mặt hàng xuất khẩu gỗ nguyên liệu chính của Malaysia. Hiện Malaysia là nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới chiếm 1/3 khối lượng gỗ tròn xuất khẩu của toàn thế giới. Tuy nhiên tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Malaysia có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Năm 2002 Malaysia xuất khẩu 4,7 triệu m3 gỗ tròn (chiếm 20% sản lượng gỗ tròn của Malaysia), với kim ngạch 0,47 tỉ USD, tăng 17% so với năm 2001 nhưng giảm tới 30% so với năm 2000. Ccs thị trường xuất khẩu gỗ tròn chính của Malaysia là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Bang Sarawark là bang sản xuất và xuất khẩu gỗ tròn quan trọng nhất của Malaysia, chiếm 51,5% sản lượng gỗ tròn của Malaysia. Bán đửo Malaysia ngừng xuất khẩu gỗ tròn kể từ năm 1985.

    Các loại gỗ tròn xuất khẩu chính của Malaysia gồm: Meranti (Shorea spp), Selangan Batu (Shorea spp), Kerung (Dipterocarpus spp), Seraya (Parashorea spp).
  • Gỗ xẻ: Malaysia hiện cung cấp tới gần 30% sản lượng gỗ xẻ nhiệt đới trong thương mại quốc tế. Năm 2002, xuất khẩu gỗ xẻ của Malaysia đạt kim ngạch 0,6 tỷ USD (2,3 triệu m3, chiếm 50% sản lượng gỗ xẻ của Malaysia) tăng 1% so với năm 2001 nhưng cũng giảm tới 28% so với năm 2000. Điều này do (1) nhu cầu của các thị trường lớn vẫn còn yếu; (2) xu hướng giảm dần việc xuất khẩu gỗ nguyên liệu và tăng hàm lượng chế biến của sản phẩm gỗ ở Đài Loan, hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hà Lan.

    Các loại gỗ xẻ xuất khẩu chính của Malaysia gồm: Meranti (shores spp), gỗ cứng tổng hợp, Keruing (Dipterocarpus spp), Alan (Shorea albida), Selangan Batu (Shorea spp).
  • Gỗ dán: Malaysia hiện là nước sản xuất và xuất khẩu gỗ dán lớn thứ hai thế giới (sau Indonesia). Xuất khẩu gỗ dán của Malaysia tăng trưởng mạnh trong vài năm trở lại đây và hiện là mặt hàng gỗ nguyên liệu có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Malaysia. Năm 2002, xuất khẩu gỗ dán của Malaysi đạt khối lượng 3,5 triệu m3 (chiếm 70% sản lượng của Malaysia), với kim ngạch gần 1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2001. Hiện kim ngạch xuất khẩu gỗ dán chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm gỗ dán chính của Malaysia. Sản phẩm gỗ dán chủ yếu của Malaysia là loại có kích thước tiêu chuẩn 1.220 mm x 2.440mm. Các thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn của Malaysia là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Đài Loan, Anh.
  • Lớp gỗ dán mặt (veneer): Xuất khẩu lớn gỗ dán mặt của Malaysia có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây do nguồn cung cấp gỗ thiếu hụt. Tuy vậy, Malaysia là nước sản xuất và xuất khẩu lớp gỗ dán mặt lớn nhất thế giới. Năm 2002, Malaysia xuất khẩu 0,6 triệu m3 gỗ dán mặt (chiếm 70% sản lượng của Malaysia), đạt kim ngạch xuất khẩu 114 triệu USD, giảm 10% so với năm 2001 và gần 50% so với năm 2000. Lớp gỗ dán mặt được xuất khẩu chủ yếu từ bang Sarawar (chiếm tới 64%). Do lớp gỗ dán mặt được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất gỗ dán nên thị trường xuất khẩu gỗ dán mặt chính của Malaysia là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
  • Gỗ tạo khuôn (Moulding): Gỗ tạo khuôn ngày càng trở thành một trong những mặt hàng gỗ nguêyn liệu xuất khẩu quan trọng của malaysia, phản ánh xu thế tăng hàm lượng chế biến trong các sản phẩm gỗ xuất khẩu của nước này. Năm 2002, xuất khẩu gỗ tạo khuôn của Malaysia đạt0,16 tỷ USD, giảm nhẹ 3% so với năm 2001. Các thị trường xuất khẩu gỗ tạo khuôn chính của Malaysia là Nhật Bản, Ôxtrâylia và Đài Loan.
Ngoài các loại gỗ nguyên liệu xuất khẩu chính nêu trên, Malaysia còn xuất khẩu tương đối nhiều các loại gỗ nguyên liệu khác như ván ép, tấm xơ ép, phế liệu gỗ, vỏ bào, dăm gỗ…

2. Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Malaysia của Việt Nam

Do nguồn cung từ các khu rừng trong nước khong đủ, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng khá lớn gỗ nguyên liệu từ Malaysia.
  • Gỗ tròn: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 201.963 m3 gỗ tròn từ Malaysia, tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 4,8% kim ngạch xuất khẩu gỗ tròn cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
  • Gỗ xẻ: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 8.523 m3 gỗ xẻ từ Malaysia, tăng 115,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 0,26% kim ngạch xuất khẩu gỗ xẻ cùng kỳ với thế giới.
  • Gỗ dán: Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán từ Malaysia sang Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt 0,9 triệu USD (12.594 m3), giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 0,2% kim ngạch xuất khẩu gỗ dán cùng kỳ của Malaysia với thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giảm là do giá xuất khẩu giảm, mặc dù lượng nhập khẩu tăng (tăng 126%)
  • Lớp gỗ dán mặt: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 356m3 lớp gỗ dán mặt từ Malaysia, tăng 388% so với cùng kỳ nưam 2002, chiếm 0,15% kim ngạch xuất khẩu lớp gỗ dán mặt cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
  • Gỗ tạo khuôn: Năm 2003, lượng gỗ tạo khuôn nhập khẩu từ Malaysia là 1.766 m3, giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu gỗ tạo khuôn cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
Kể từ năm 2002, ngoài các loại gỗ nguyên liệu kể trên, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu một số sản phẩm gỗ chế biến từ Malaysia như tấm xơ ép (fibreboard) với sản lượng khoảng 40.000m3 (kim ngạch 7,3 triệu USD), ván gỗ ép (Particleboard) với sản lượng 62.500 m3 (kim ngạch 6,7 triệu USD). Điều này phản ánh thế mạnh và sự chuyển dịch xu hướng nhập khẩu sang các mặt hàng gỗ có hàm lượng chế biến cao của Malaysia của các doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất và phục vụ thị trường trong nước.
 
3. Một số chính sách xuất khẩu nguyên liệu gỗ của Malaysia

Thuế xuất khẩu: Malaysia hầu như không đánh thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ nguyên liệu từ gỗ tròn và gỗ xẻ cao su xuất khẩu. Sau đay là biểu mẫu thuế xuất khẩu đối với các loại gỗ nguyên liệu của Malaysia:
Mặt hàng Mã số Hải quan (HS) Đơn vị Thuế xuất khẩu
Gỗ tròn
Gỗ xẻ
+ Gỗ xẻ khác
+ Gỗ cao su
Lớp gỗ dán mặt
Gỗ dán
Gỗ tạo khuôn
44.03
44.07
44.08
44.12
44.09
m3
m3
m3
m3
m3
15%
0%
6RM
0%
0%
0%
Hạn ngạch xuất khẩu: Kể từ ngày 01/02/2002, Chính phủ Malaysia đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu gỗ xẻ cao su nhằm dành lại thị trường Việt Nam và Trung Quốc (Việt Nam và Trung Quốc đã chuyển sang nhập khẩu gỗ xẻ cao su của Thái Lan, Indonesia sau khi Malaysia thiết lập hạn ngạch xuất khẩu gỗ xẻ cao su nưam 1998).

Hiện nay chính phủ Malaysia quy định hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn ở mức 5.000.000 m3/năm, trong đó bang Sabaha quy định hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn là 2.000.000 m3/năm.

Giấy phép xuất khẩu: cục công nghiệp gỗ Malaysia (MTIB) là tổ chức được cơ quan hải quan Hoàng gia Malaysia ủy quyền cấp giấy phép xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ. Theo quy định của Luật Hải quan Malaysia 1988, việc xuất khẩu một số loại gỗ và các sản phẩm gỗ cần phải có giấy phép xuất khẩu do MTIB cấp. Nhà xuất khẩu cũng cần phải đăng ký với MTIB.

Gõ tròn chỉ được cấp giấy phép xuất khẩu khi đường kính không quá 30cm (12 inch) và không thuộc các loại gỗ sau
Balau
Durian
Kelat
Kulim
Mengkulang
Merpauh
Sesendod
Bintangor
Jelutong
Keledang
Kungkur
Meranti Merah
Mersawa
Simpoh
Chengal
Kapur
Dempas
Machang
Meranti Puteh
Nyatoh
Terentang
Damar Minyak
Kasai
Keruing
Melunak
Merbau
Sepetir
Tất cả các loại gỗ tròn không thỏa mãn các điều kiện trên bị cấm xuất khẩu. Riêng bán đảo Malaysia đã ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu mọi loại gỗ tròn từ năm 1985


4. Những khó khăn và thách thức của ngành xuất khẩu gỗ nguyên liệu ở Malaysia
  • Nguồn cung gỗ nguyên liệu đang ngày càng giảm:  Cùng với những biện pháp nhằm quản lý rừng bền vững. Chính phủ Malaysia cũng đang giảm dần tỉ lệ khai thác rừng cho phép hàng năm. Nguồn gỗ khai thác giảm trong khi công suất chế biến gỗ của các nhà máy không ngừng tăng lên khiến cho một số nhà máy gặp tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu cho chế biến và để xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng này, một số công ty Malaysia đã bắt đầu đầu tư vào ngành khai thác gỗ mua gỗ từ một số nước như: New Zealand và Papua New Guinea cũng như sử dụng nguyên liệu từ các đồn điền cao su, cọ của nước này.
  • Giá nguyên liệu gỗ biến động và có xu hướng tăng: việc thiếu hụt nguồn cung gỗ cũng như tình trạng biến động của thị trường thế giới (chiến tranh Iraq, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn cuối năm 2001…) đã tác động tiêu cực đến giá gỗ nguyên liệu. Giá xuất khẩu loại gỗ Meranti đỏ sẫm thông dụng của Malaysia có xu hướng tăng khá trong thời gian qua đã làm giảm sức cạnh trạnh của loại gỗ này trên thị trường và nhiều doanh nghiệp Malaysia cũng như nước ngoài có xu hướng chuyển sang sử dụng gỗ cao su. Malaysia cũng đang nỗ lực quảng bá, marketing các loại gỗ khác kém thông dụng hơn như các loại gỗ trồng trong các đồn điền.
  • Các chiến dịch chống sử dụng gỗ nhiệt đới do các tổ chức phi chính phủ (NGO) tiến hành: Sức ép từ chiến dịch chống sử dụng gỗ nhiệt đới của các NGO tại các nước nhập khẩu gỗ của Malaysia khiến ngành ck gỗ nhiệt đới của Malaysia gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác.
  • chương trình quản lý rừng bền vững: Đây là việc có liên quan đến chương tình chứng nhận gỗ của Malaysia. Hiện nhiều nước nhập khẩu nguyên liệu gõ yêu cầu phải có giấy chứng nhận gỗ nếu sản phẩm làm từ gỗ nhiệt đới. Nếu không có giấy chứng nhận gỗ được khai thác từ các khu rừng được quản lý tốt người nhập khẩu hoặc sử dụng có thể bị cấm nhập khẩu hoặc bị phạt tiền. Điều này đã khiến gỗ xuất khẩu của Malaysia kém lợi thế cạnh tranh so với các loại gỗ ôn đới xuất khẩu khác vì việc chứng nhận gỗ làm phát sinh thêm chi phí cho nhà xuất khẩu.
  • Năng suất và hiệu quả khai thác cũng như chế biến gỗ xuất khẩu của Malaysia chưa cao: tỷ lệ phế phẩm trong ngành khai thác và chế biến gỗ của Malaysia còn khá cao (33% đối với gỗ xe, 44% đối với gỗ dán).

5. Cách tiếp cận thị trường gỗ nguyên liệu của Malaysia

Mặc dù hiện nay chính phủ Malaysia đang chú trọng đến việc phát triển các ngành chế biến sản phẩm gỗ hạ nguồn, xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến có giá trị gia tăng cao, giảm dần việc xuất khẩu gỗ nguyên liệu, song trong thời gian tới, chắc chắn Malaysia vẫn là một trong những nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới.

Malaysia vẫn là một thị trường rất quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu, do nguồn cung lơn, khoảng cách địa lý khá gần với Việt Nam, thuận tiện cho việc chuyên chở. Đặc biệt, Sabah và Sarawark là hai bang sản xuất và xuất khẩu gỗ lớn nhất của Malaysia nên các doanh nghiệp Việt Nam cần liên hệ với các công ty xuất khẩu gỗ (đặc biệt là gỗ tròn) tại hai bang này. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên mua nguyên liệu từ bang Sarawark vì bang Sabah  hiện quy định hạn ngạch xuất khẩu ở mức 2.000.000 m3/năm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên (nếu có thể) liên kết với nhau để nhập nguyên liệu gỗ từ Malaysia để giảm giá thành và các loại chi phí như chi phí giao dịch, cước vận chuyển, bảo hiểm… Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể nghiên cứu thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Malaysia dưới hình thức các doanh nghiệp Malaysia xuất khẩu nguyên liệu gỗ sang Việt Nam để các liên doanh này chế biến xuất sang các thị trường thứ ba.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

san go | san go cong nghiep | san go tu nhien | van lot san ngoai troi | san go ngoai troi ...